CÁC KHOẢN CHI PHÍ CẦN LƯU Ý KHI QUYẾT TOÁN THUẾ – PHẦN I: LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA – MUA HÀNG

Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá từ 20 triệu đông trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên trong thực tế vận dụng, có những trường hợp dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta cùng điểm qua 63 tình huống thực tế được Tổng Cục Thuế hướng dẫn về chi phí được trừ qua các loại chi phí như: khấu hao, tiền lương, lãi vay…

1. Xác định chi phí được trừ khi mua hàng trực tuyến

Tính chi phí được trừ khi mua hàng trực tuyến tại công văn 53582/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội hướng dẫn như sau:

Doanh nghiệp Việt Nam mua phần mềm qua website của nhà cung cấp nước ngoài thì doanh nghiệp Việt Nam phải:

– Có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài.

– Được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu thực tế khoản chi phí đó liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng điều kiện về hóa đơn, chứng từ và thanh toán.

Nếu không có hóa đơn do các nhà cung cấp nước ngoài (do NCC nước ngoài không dùng hóa đơn tại Việt Nam) thì phải có tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp Việt Nam đặt phòng khách sạn qua các website cung cấp dịch vụ tại Việt Nam của nước ngoài như Agoda, Booking.com… thì các khách sạn có trách nhiệm lập hóa đơn.

Chi phí đặt phòng này là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện:

– Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

– Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với khoản chi có hóa đơn mua hàng, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên…

Công văn này được ban hành ngày 08/7/2019.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-53582-CT-TTHT-2019-ve-xac-dinh-chi-phi-duoc-tru-khi-mua-hang-truc-tuyen-418555.aspx

2. Hóa đơn xuất sai thời điểm có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

a, Tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với hóa đơn xuất sai thời điểm tại công văn 2866/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội hướng dẫn như sau:

Theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định:

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng…

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty mua hàng hóa, dịch vụ mà bên bán lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; đúng thực tế; có đầy đủ hóa đơn, chứng từ; Công ty có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá từ 20 triệu đồng trở lên) thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số hóa đơn nêu trên.

Tuy nhiên, trường hợp qua xác minh nếu cơ quan thuế phát hiện Công ty không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số hóa đơn này. Đồng thời, bên bán hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, bị xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Chi tiết hướng dẫn một số trường hợp thực tế:

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-2866-CT-TTHT-2019-tinh-vao-chi-phi-duoc-tru-voi-hoa-don-xuat-sai-thoi-diem-Ha-Noi-405858.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-74116-CT-TTHT-chinh-sach-thue-khi-cong-ty-lap-hoa-don-khong-dung-quy-dinh-Ha-Noi-2016-333190.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/thue-phi-le-phi/Cong-van-2104-TCT-KK-2014-khau-tru-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-hoa-don-lap-sai-thoi-diem-236094.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-2731-TCT-CS-2016-ghi-nhan-chi-phi-doi-voi-hoa-don-lap-khong-dung-thoi-diem-371445.aspx

3. Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí trong việc triệu hồi ô tô lỗi 

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BGTVT – hiệu lực từ ngày 25/8/2019 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô. 

Theo đó, nếu phát hiện các sản phẩm đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện thu hồi (vi phạm quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…) thì doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải chủ động triệu hồi và chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi. Đồng thời, phải tạm dừng xuất xưởng đối với các sản phẩm thuộc kiểu loại sản phẩm có khuyết tật và công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với các sản phẩm có lỗi không thuộc diện triệu hồi nêu trên thì cơ sở sản xuất chủ động thực hiện khắc phục lỗi của sản phẩm.

Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật ra thị trường; trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan quản lý chất lượng về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp; công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng; sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi kết thúc việc triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện triệu hồi tới cơ quan quản lý chất lượng; chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải thực hiện triệu hồi sản phẩm lỗi theo yêu cầu của cơ quan quản lý chất lượng.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-25-2019-TT-BGTVT-quy-dinh-ve-kiem-tra-chat-luong-an-toan-ky-thuat-lap-rap-o-to-418409.aspx

4. Giá trị hàng hóa hư hỏng do hết hạn sử dụng có tính vào chi phí được trừ? Hàng hóa bị hư hỏng không được bồi thường có tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

* Thứ nhất, về thuế TNDN:

Theo tiết b, khoản 2.1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của BTC quy định:
Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Lưu ý: Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Trường hợp DN có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+ DN phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác.

+ Giá trị tổn thất được xác định như sau:

Giá trị tổn thất=Tổng giá trị tổn thất
Phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân phải bồi thường

Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất gồm:

+ Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do DN lập…

+ Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

+ Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

* Thứ hai, về thuế GTGT:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Thông tư 219/2013/TT-BTC thì: Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.

Theo đó, nếu hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn sử dụng không được bồi thường và có đầy đủ hồ sơ thì được khấu trừ thuế GTGT và doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn.

5. Mua hàng của cá nhân kinh doanh không có hóa đơn thì có được tính vào chi phí được trừ không?

Kể từ ngày 02/08/2014 khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)….

Như vậy: Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn được tính vào chi phí được trừ khi cung cấp  sau:

Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC). Bảng kê phải do người đại diện theo pháp luật của DN (hoặc người được ủy quyền) ký và chịu trách nhiệm.

– Chứng từ thanh toán: không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. ( Tức tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được vì đây là cá nhân, không phải là DN).

– Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Hợp đồng mua bán.

– Biên bản bàn giao hàng hóa.

– Các giấy tờ đăng ký chứng nhận quyền sử hữu, quyền sử dụng mang tên cá nhân. Sau khi mua bán hoàn tất DN phải đi nộp lệ phí trước bạ và làm thủ tục chuyển quyền sử hữu sang tên DN sau đó phải đăng kí trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế đối với các TSCĐ đủ điều kiện theo thông tư 45/2013/TT-BTC

Tuy nhiên, đối với Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu trên ngưỡng 100 triệu đồng thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu cá nhân liên hệ với chi cục thuế nơi cư chú để hướng dẫn lập hóa đơn lẻ giao cho công ty và kê khai nộp thuế theo quy định. Đối với trường hợp cá nhân thực hiện hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán thì phải khấu trừ 10% thuế TNCN.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/thue-phi-le-phi/Cong-van-2019-CT-TTHT-2015-chi-phi-duoc-tru-khi-xac-dinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Ho-Chi-Minh-271416.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/thue-phi-le-phi/cong-van-2270-tct-cs-2014-chinh-sach-thue-ho-ca-nhan-khong-kinh-doanh-co-tai-san-cho-thue-236639.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/thuong-mai/Cong-van-8626-CT-TTHT-2013-hoa-don-chung-tu-Cuc-Thue-Ho-Chi-Minh-249091.aspx

https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/m/hoidap/thue/page163/hdttk_chitiet?id=145289&_afrLoop=49964757065466734#!%40%40%3F_afrLoop%3D49964757065466734%26id%3D145289%26_adf.ctrl-state%3Dlp33wmk93_4

6. Thủ tục gì để được khấu trừ thuế và tính vào chi phí số tiền trên hoá đơn đã mất?

Theo quy định tại khoản 2, điều 24, văn bản hợp nhất số 17 năm 2015 của Bộ Tài chính thì:

Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thue-phi-le-phi/cong-van-11520-btc-tct-ben-ban-hang-lam-mat-lien-2-hoa-don-da-su-dung-82359.aspx

7. Chi phí tiếp khách có hóa đơn ghi nội dung là “Dịch vụ ăn uống” có được trừ khi tính thuế TNDN không?

Theo điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.

Khoản chi được tính là chi phí hợp lý đảm bảo theo các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015. Vận dụng trên thực tế, khoản chi tiếp khách nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có hồ sơ, chứng từ hợp lý, có thể là:

– Bill thanh toán + oder đi kèm (dưới dạng không có hợp đồng kinh tế hoặc phiếu đặt dịch vụ) hoặc Bảng kê chi tiết món ăn;

– Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường;

– Phiếu xác nhận dịch vụ (booking), hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách đặt trước;

– Biên bản thanh lý hợp đồng;

– Phiếu thu tiền nếu thanh toán ngay tiền mặt, cà thẻ (khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in ra hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán);

Vì vậy, khi chi tiếp khách, việc lưu giữ các chứng từ nêu trên là cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình khai, nộp thuế về sau.