CÁC KHOẢN CHI PHÍ CẦN LƯU Ý KHI QUYẾT TOÁN THUẾ PHẦN IV/2: CÁC KHOẢN CHI PHÍ MANG TÍNH CHẤT TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP

4.Chi phí làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài có phải chi phí hợp lí không?

Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN);

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

” 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…..”

Trường hợp Công ty ký hợp đồng lao động thuê người nước ngoài làm việc tại Công ty nếu có phát sinh các khoản chi làm giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài (tại Hợp đồng lao động có thỏa thuận Công ty chịu trách nhiệm chi các khoản này) và khi chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế Công ty thì mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện nêu trên thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.

Chi tiết: https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/m/hoidap/thue/page15/hdttndn_chitiet?id=139109&_afrLoop=50302626763495496#!%40%40%3F_afrLoop%3D50302626763495496%26id%3D139109%26_adf.ctrl-state%3D58hur48as_4

5. Chi phí lương và đi lại của người lao động nước ngoài không có Giấy phép lao động có được trừ không?

Căn cứ quy định tại:
– Điều 4, Điều 7 và Điều 18 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN;
Về nguyên tắc: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính Phủ; nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì bị trục xuất theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính Phủ.
⇒ Như vậy, trường hợp Công ty của bà có khoản chi phí tiền lương và chi phí đi lại cho người lao động nước ngoài thuộc diện phải cấp phép lao động nhưng không có Giấy phép lao động thì việc sử dụng lao động này không phù hợp với quy định pháp luật và các khoản chi phí nêu trên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chi tiết: http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep-Co-quan-chuc-nang/Truong-hop-nao-tien-luong-khong-duoc-tinh-vao-chi-phi/286907.vgp

6.Tiền lương trả thêm cho cán bộ, công chức nhà nước có được tính vào chi phí được trừ hay không?

Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật viên chức; Khoản 2, Điều 4 Luật cán bộ, công chức; Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV….

Đối với việc chi trả thu nhập tăng thêm, Khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động…..

Chi tiết: http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Bo-Tai-chinh-huong-dan-ve-chi-tra-thu-nhap-tang-them/302983.vgp

7. Khoản chi phí trích trước có được trừ khi tính thuế TNDN không?

– Căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.

…”
Căn cứ các quy định nêu trên khoản trích trước trong trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng theo quy định tại khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.

Chi tiết: http://tuvanthuemuongthanh.com/thue-tndn-chi-phi-trich-truoc-co-duoc-coi-la-chi-phi-duoc-tru-khi-xac-dinh-thu-nhap-chiu-thue

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-79335-CT-TTHT-2017-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Ha-Noi-373348.aspx

https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/m/hoidap/thue/page15/hdttndn_chitiet?id=143615&_afrLoop=50304424756602967#!%40%40%3F_afrLoop%3D50304424756602967%26id%3D143615%26_adf.ctrl-state%3Doulmbfzsg_4

8. Khoản chi lương cho lao động 2 tháng và có cam kết 23 có tính vào chi phí được trừ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp Công ty ký hợp đồng tuyển dụng lao động thời vụ (2 tháng) để phục vụ cho hoạt động thi công công trình, nếu khoản chi tiền lương cho người lao động có đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật thuế TNDN thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thực hiện theo quy định của Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn (Thông tư số 111/2013/TT-BTC; Thông tư số 156/2013/TT-BTC; Thông tư số 119/2014/TT-BTC; Thông tư số 151/2014/TT-BTC; Thông tư số 92/2015/TT/BTC).

Căn cứ văn bản nêu trên:

– Trường hợp tổ chức trả thu nhập không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng trả thu nhập theo từng lần phát sinh từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo quy định.

– Trường hợp, trong năm người lao động có nhiều lần thu nhập 2.000.000 đồng/lần trở lên tại cùng một tổ chức trả thu nhập ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân đó lập một bản cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT/BTC. Tổ chức trả thu nhập tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đối với từng lần chi trả trên 2 triệu đồng.

– Trường hợp, trong năm người lao động có nhiều lần thu nhập 2.000.000 đồng/lần trở lên tại nhiều tổ chức trả thu nhập mà ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân đó lập bản cam kết tại từng đơn vị chi trả thu nhập theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Tổ chức trả thu nhập tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đối với từng lần chi trả trên 2 triệu đồng.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4389-TCT-TNCN-2018-vuong-mac-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-401208.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thue-phi-le-phi/cong-van-53094-ct-ttht-chinh-sach-thue-khau-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan-ha-noi-2016-329851.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3421-CT-HTr-khau-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan-Ha-Noi-2016-302116.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-54155-CT-TTHT-2018-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-Ha-Noi-391051.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thue-phi-le-phi/cong-van-4217-ct-ttht-2015-thue-thu-nhap-ca-nhan-ho-chi-minh-280751.aspx

9. Chi phí tư vấn thuế TNCN cho người lao động nước ngoài có tính vào chi phí được trừ không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào chi phí không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Đối với khoản chi phí tư vấn thuế Thu nhập cá nhân cho người lao động là người nước ngoài, không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động do đó không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-79003-CT-TTHT-2017-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-Ha-Noi-373200.aspx

10, Thuê cá nhân khoan khảo sát địa chất thì cần những hồ sợ nào để đưa vào chi phí được trừ?

Tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:…

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.

Do đó, trường hợp công ty có thuê một cá nhân khoan khảo sát địa chất, nếu cá nhân đó là cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm) thì hồ sơ để chi phí khoan khảo sát địa chất được tính vào chi phí hợp lý là: Hợp đồng thuê khoan khảo sát địa chất, chứng từ trả tiền thuê, Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/17351/giay-to-can-co-de-hach-toan-vao-chi-phi-hop-ly

11, Chi tài trợ cho Quỹ khuyến học, Chi tài tr cho y tế có được trừ vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế không?

– Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“….

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

…2.22. Chi tài tr cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoc không có hồ sơ xác đnh khoản tài tr nêu tại tiết b dưới đây:

a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đi tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mu s 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); kèm theo hóa đơn, chng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tin).

2.23. Chi tài tr cho y tế không đúng đối tưng quy định tại tiết a điểm này hoc không có hồ sơ xác đnh khoản tài tr nêu tại tiết b dưới đây:

a) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua c phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-3780-CT-TTHT-2019-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-chi-tu-thien-Ha-Noi-406049.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/doanh-nghiep/Cong-van-3801-TCT-CS-khoan-chi-phi-duoc-tru-khi-xac-dinh-thu-nhap-chiu-thue-151003.aspx

12, Chi phí bảo hiểm của người thân có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của chính nhân viên đó không?

– Căn cứ Khoản 3, Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 qui định về thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động:

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sn phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (k cả trường hp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt đng theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí),… mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.

– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gm:

…2.6. Chi tilương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

…h) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập th; Quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đng quản trị, Tng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty.

…2.30. Các khoản chi không tươngứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

…- Khoản chi có tínchất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chỉ hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tt trong học tập; chỉ h trợ chi phí đi lại ngày l, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại đim 2.6, bảo him hưu t tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại đim 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp……”

Do vậy, trường hợp mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm cho người lao động thì:

-Về thuế TNCN: Không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm.

– Về thuế TNDN: Khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm cho người lao động là khoản chi có tính chất phúc lợi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu khoản chi này đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Tổng mức chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2.30 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên.

– Trường hợp mua bảo hiểm không có tích lũy cho nhân thân người lao động thì khoản thu nhập này phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-9541-CT-TTHT-2018-chi-phi-mua-bao-hiem-y-te-Ha-Noi-379750.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-5638-TCT-TNCN-2017-quy-dinh-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-bao-hiem-suc-khoe-369661.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-75547-CT-TTHT-2017-khau-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan-tien-tich-luy-mua-bao-hiem-Ha-Noi-370051.aspx