Kế toán nội bộ – thuế

Khuyến Mại

  • Miễn phí báo cáo thuế tháng đầu tiên nếu Quý khách đăng ký mua Thiết bị kê khai thuế qua mạng (Token)
  • Miễn phí thêm 02 tháng báo cáo thuế tiếp theo nếu Quý khách đăng ký thêm Dịch vụ kế toán 01 năm của An Hòa
  • Tặng 300 số hóa đơn điện tử trong trường hợp Quý khách sử dụng gói thành lập công ty chuyên nghiệp và đăng ký mua thiết bị token.

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan như:

  • Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức công ty;
  • Tra cứu và tư vấn cách đặt tên Công ty;
  • Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh;
  • Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn.

Thông tin chi tiết

         Hầu hết các công ty đều cần có 2 bộ phận kế toán hạch toán: Kế toán thuế và kế toán nội bộ. Mỗi 1 kế toán thực hiện những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng liên quan mật thiết đến nhau. Để hiểu rõ hơn tính chất công việc của Kế toán thuế và kế toán nội bộ khác nhau như thế nào, bộ phần nào quan trọng hơn mời các bạn cùng An Hòa tìm hiểu ở bài viết dưới đây:
I, KẾ TOÁN THUẾ
           Kế toán thuế có trách nhiệm hạch toán các hóa đơn chứng từ của các giao dịch kinh tế phát sinh hợp lệ, cân đối sổ sách để lập và nộp các báo cáo thuế như báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế GTGT, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, báo cáo tài chính năm, …
         Kế toán thuế sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan thuế, nộp thuế hoặc lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh. Ngoài ra, kế toán thuế cũng kết hợp với kế toán nội bộ để đối chiếu số liệu cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mà vẫn tuân thủ quy định của nhà nước
        Kế toán thuế có thể thuê ngoài hoặc Doanh nghiệp có bộ phận kế toán riêng chuyên xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thuế.
  1. Công việc của kế toán thuế
– Công việc đầu tiên kế toán cần làm khi DN mới thành lập là lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài, gửi Mẫu 06/GTGT để đăng ký phương pháp tính thuế, Nộp bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định và công văn đăng ký áp dụng chế độ kế toán.
– Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn, theo dõi và hạch toán theo từng ngày.– Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.
– Hàng tháng lập báo cáo tổng hơp thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
– Cuối tháng hoặc quý lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế TNCN, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và thực hiện nộp thuế cho cơ quan nhà nước đối với DN theo quy định.
– Cuối năm lập BCTC, Tờ khai quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN và và thực hiện nộp thuế cho cơ quan nhà nước đối với DN theo quy định.
  1. Trách nhiệm của kế toán thuế
– Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.– Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng tháng, từng quý.
– Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
– Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty.
– Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
– Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
– Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
– Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất ( nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở).
– Kiểm tra hóa đơn đầu vào ( sử dụng đèn cực tím) đánh số thứ tự để dễ tuy tìm , phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
– Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở toán công ty.
– Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
– Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
– Kiểm tra đối chiếu biên bản trả nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
– Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để cơ sở biết thực hiện.
– Lập kế hoạch thuế giá trị giá tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
– Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.
– Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn ( mở sổ giao và ký nhận).
– Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.– Hàng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.– Cập nhật và lập báo cáo công nợ các đơn vị cơ sở.
  1. Quyền hạn của kế toán thuế
– Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo qui định của Luật thuế hiện hành.
– Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán.
– Hướng dẫn kế toán cơ sở thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo quy định.
– Các công việc khác có liên quan đến thuế.
– Mối liên hệ công tác của kế toán thuế
– Trực thuộc Phòng Kế toán
– Tài Vụ Công ty: nhân sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Phụ trách phòng.
– Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của BGĐ hoặc KTT.
– Quan hệ với các đơn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm hoàn thành tốt công tác.
– Nhận hoặc trao đổi thông tin với kế toán cơ sở nội bộ.
II, KẾ TOÁN NỘI BỘ
        Khác với kế toán thuế, kế toán nội bộ lại thường làm việc toàn thời gian ở công ty.
Kế toán nội bộ phải thu thập và hạch toán đầy đủ các chứng từ phát sinh của doanh nghiệp gồm cả chứng từ có và không có hóa đơn. Từ đó, lập các báo cáo thực tế, phản ánh chính xác tình hình thu – chi của doanh nghiệp, giúp người quản trị dễ dàng hoạch định chiến lược phát triển công ty.
Với các doanh nghiệp lớn thì kế toán nội bộ thường là tên gọi chung cho kế toán ở từng bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận đảm nhận 1 vai trò khác nhau. Ví dụ như với kế toán tiền lương thì công việc cụ thể là quản lý hợp đồng lao động, xây dựng quy chế tính lương thưởng, trả lương cho nhân viên, quản lý các khoản phải nộp theo lương như BHYT, BHXH, …
tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

1. Công việc của kế toán nội bộ

Công việc chính của kế toán nội bộ là đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán, các hoạt động diễn ra hàng ngày. Cụ thể:
  • Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự.
  • Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ.
  • Lưu trữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, hợp lý và an toàn.
  • Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác,
  • Lập báo cáo hàng tuần, tháng, quý, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán nội bộ có thể giao nhiệm vụ thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó làm căn cứ để đưa ra những tư vấn cho giám đốc điều hành về các quyết định của doanh nghiệp.Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau, năng lực nhân viên khác nhau nên sẽ có những công việc của kế toán nội bộ khác nhau.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán nội bộ

Trách nhiệm của kế toán nội bộ được phân chia theo từng công việc khác nhau.
A, Kế toán quỹ tiền mặt (đóng vai trò của thủ quỹ):
+ Căn cứ vào Quy định thu – Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu thu – chi, thực hiện thu chi và cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ – báo cáo khi cần cho BGĐ, kế toán trưởng.
+ Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt nêu trên. 
B, Kế toán kho:
+ Căn cứ vào Quy định xuất – nhập của doanh nghiệp. Kế toán lập chứng từ xuất – nhập, nhập – xuất hàng căn cứ vào chứng tư ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng. Quản lý hàng. 
C, Kế toán ngân hàng:
+ Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp và ngân hàng mở tài khoản kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ Theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.
D, Kế toán thanh toán:
+ Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán thanh toán lập đề nghị, tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán, căn cứ vào chứng từ mở sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu công nợ.
Đ, Kế toán tiền lương:
+ Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động. Xây dựng Quy chế lương và các tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 
E, Kế toán bán hàng: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh kế toán bán hàng thực hiện
+ Lập hóa đơn bán hàng, nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán.
+ Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho trưởng phòng kế toán.
+ Hỗ trợ kế toán tổng hợp
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu mua, bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ
+ Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng
+ Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần
Cuối ngày:
+ Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hang đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày.
+ Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.
+ Trên thực tế một số doanh nghiệp sẽ phát sinh them các công việc khác tùy thuộc vào quy mô, hoạt động của DN
 F, Kế toán công nợ: Căn cứ hoá đơn bán hàng và chứng từ bán hàng, kế toán công nợ
+ Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, Nhà cung cấp lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ.
+ Xác nhận hóa đơn bán hang, chứng từ thanh toán.
+ Kiểm tra tình hình công nợ.
+ Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hóa đơn bán hang
+ Lập bút toaán kết chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ với các Chi nhánh/Công ty.
+ Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt (tình trạng quá hạn, nợ xấu…)
+ Công nợ tạm ứng và công nợ ủy thác….
G, Kế toán tổng hợp
– Kiểm tra và đối chiếu, tổng hợp số liệu chi tiết giữa các bộ phận trong công ty 
– Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh của các phần hành hoặc đơn vị
– Kiểm tra đối chiếu và cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
– Kiểm tra đối chiếu số dư cuối kỳ có đúng và hợp lý với các báo cáo chi tiết không
 – Hạch toán các bút toán nội sinh, các bút toán cuối kỳ trước khi lên báo cáo tài chính. 
– Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán thực hành cho các bộ phận, phần hành liên quan
– Đối chiếu kiểm tra những bút toán nội sinh với các bộ phận, phần hành liên quan 
– Theo dõi, phân tích và đôn đốc công nợ. Đề xuất xử lý các khoản công nợ 
– Đề xuất những bút toán, chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo phù hợp 
– Kiến nghị quy trình thực hiện các nghiệp vụ kế toán, luân chuyển chứng từ trong đơn vị 
– Làm báo cáo quản trị dòng tiền, quản trị doanh thu, chi phí 
– Làm báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết 
– In sổ chi tiết và tổng hợp, tổng hợp theo công ty theo quy định – Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở 
– Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu 
– Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
 – Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT – TV 
– Đề xuất và kiến nghị các biện pháp khắc phục và cải tiến trong công tác kế toán 
– Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định 
H, Kế toán trưởng:
+ Có nhiệm vụ điều hành công việc, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát số liệu của kế toán tổng hợp, các kế toán viên sao cho hợp lí và tuân thủ theo quy định, tham mưu cho giám đốc công ty về tình hình tài chính, lợi nhuận và hướng phát triển có lợi cho doanh nghiệp…
J, Kiểm soát nội bộ: Công việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của kiểm soát nội bộ.

Dịch vụ liên quan