Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều cần phải kiểm soát tiền (thu vào – tiêu ra) để có thể có 1 khoản dành dụm phục vụ cho việc kinh doanh…Các doanh nghiệp cũng vậy, phải kiểm soát chi phí để thu lợi và tái đầu tư cho tương lai.
Trong môi trường kinh doanh hiện tại đầy biến động và cạnh tranh cao, từ đó buộc các doanh nghiệp phải kiểm soát tài chính một cách hiệu quả để tồn tại.
Như vậy khái niệm kiểm soát tài chính được hiểu như sau:
Kiểm soát tài chính là kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp làm chủ nguồn tiền trang trải cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh trước mắt là lâu dài của mình.
Kiểm soát tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm soát hình thành và sử dụng các nguồn lực tài chính với đối tượng kiểm soát là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến quá trình này.
Kiểm soát tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong quản trị tài chính cho phép nhanh chóng xác định và loại bỏ các điều kiện và yếu tố không thuận lợi trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã định với hiệu quả cao.
Do vậy dịch vụ tư vấn kiểm soát tài chính của An Hòa ra đời nhằm giúp doanh nghiệp quản lý được tài chính, đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững
I, Mục tiêu kiểm soát tài chính của An Hòa
Đảm bảo mọi hoạt động tài chính đang diễn ra đúng theo kế hoạch
Xác định mọi bộ phận đang “vận hành tốt” theo mức qui định và mục tiêu đề ra ở mức độ tài chính liên quan đến doanh thu, thu nhập, lợi nhuận… đều được đáp ứng mà không cần bất kì sự thay đổi đáng kể nào. Điều này khiến cho doanh nghiệp trở nên an toàn và tự tin hơn; quá trình ra quyết định trở nên đơn giản hơn.
Phát hiện lỗi hoặc khu vực cần cải thiện
Sự sai phạm trong lĩnh vực tài chính có thể gây ra các rủi ro tài chính, dẫn đến nguy cơ không thực hiện được không thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp, mất thị trường cho đối thủ cạnh tranh và một số trường hợp ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Do đó, điều quan trọng là cần kiểm soát, kịp thời phát hiện những sai phạm, những rủi ro để có biện pháp xóa bỏ rủi ro, cải thiện tình hình tài chính.
Kịp thời động viên người lao động
Hiểu biết chính xác về thực trạng của doanh nghiệp, các vấn đề tài chính còn tồn tại cũng như những sai sót để xử lí một cách chính xác; kịp thời khuyến khích tài chính tốt hơn đối với người lao động và thúc đẩy họ để đảm bảo rằng họ tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất có thể.
Kịp thời hành động
Cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết giúp các nhà quản trị phát hiện kịp thời những tình huống tiêu cực và có những hành động cụ thể, kịp thời trước khi tình huống tiêu cực đó xảy ra.
Giúp hình thành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa
Việc chẩn đoán sớm các vấn đề, các rủi ro thông qua kiểm soát tài chính dẫn đến các hành động phòng ngừa thay vì các hành động khắc phục nếu không được phòng ngừa trước đó.
Giảm thiểu các rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là “những điều không lành mạnh, không tốt, bất ngờ xảy ra trong tài chính doanh nghiệp”. Các rủi ro tài chính thường gặp mà kiểm soát tài chính cần tập trung giảm thiểu là:
– Rủi ro mất cân đối dòng tiền;
– Rủi ro lãi suất tiền vay tăng;
– rủi ro sức mua của thị trường giảm;
– Rủi ro thay đổi tỉ giá hối đoái theo hướng bất lợi;
– Rủi ro mất khả năng tái đầu tư;
– Rủi ro ở từng hoạt động cụ thể.
2, Mô tả công việc
- Chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động tài chính và cố vấn cho Ban Giám đốc về việc lập kế hoạch tài chính.
- Quản lý hệ thống các báo cáo kế toán và tài chính của Công ty, đảm bảo các báo cáo được thực hiện chính xác và đúng thời hạn.
- Kiểm soát vòng luân chuyển tiền tệ của công ty.
- Giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống báo cáo thuế, đảm bảo hệ thống hoạt động theo đúng Luật Thuế hiện hành của Việt Nam (bao gồm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, VAT, Thu Nhập Cá Nhân, …).
- Chuẩn bị ngân sách chuẩn, kiểm soát chi phí và phân tích sự thay đổi ngân sách.
3, Các dịch vụ tư vấn kiểm soát tài chính của An Hòa:
– Tư vấn kiểm soát tài chính doanh nghiệp;
– Tư vấn kiểm soát thẩm định giao dịch;
– Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp;
– Tư vấn kiểm soát chi phí và hiệu quả hoạt động;
– Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận tài chính kế toán;
– Tư vấn quản trị doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro và tính tuân thủ;
– Kiểm toán nội bộ;
– Điều tra gian lận và rủi ro pháp lý;