Việc thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần là rất khó đối với một cá nhân hay tổ chức không am hiểu kỹ về pháp luât. Thủ tục thành lập công ty cổ phần năm 2020 được áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan (gần nhất là Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT). Để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng An Hòa gửi đến quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty cổ phần như sau:
- Tư vấn đặt tên công ty cổ phần theo nhu cầu và tra cứu tránh trùng lặp tên công ty;
- Tư vấn về đặt trụ sở cho doanh nghiệp, về điều kiện trụ sở liên quan đến việc phát hành hóa đơn, kê khai thuế;
- Tư vấn về ngành nghề kinh doanh của công ty, hướng dẫn, tư vấn thủ tục đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn, điều kiện về chứng chỉ, điều kiện sau cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty cổ phần;
- Tư vấn về mức vốn của công ty cổ phần, các điều kiện liên quan đến thủ tục góp vốn, thủ tục kê khai thuế, nghĩa vụ thuế, tính chịu trách nhiệm của công ty cổ phần; tư vấn về chức danh của người đại diện theo pháp luật, trách nhiệm quyền và nghĩa vụ đối với người đại diện theo pháp luật;
- Tư vấn các nghĩa vụ của cổ đông khi thành lập công ty cổ phần;
- Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập;
- Tư vấn luật thuế, kế toán trong hoạt động của doanh nghiệp;
- Tư vấn luật lao động, bảo hiểm trong hoạt động doanh nghiệp;
- Tư vấn thủ tục họp đại hồi đồng cổ đông công ty cổ phần, cơ cấu nội bộ của công ty cổ phần, ;
- Tư vấn toàn diện các vấn đề phát sinh trong hoạt động của công ty cổ phần.
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
I/. Điều kiện để thành lập công ty cổ phần
- Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Các cổ đông phải thỏa mãn các qui định chung của Luật Doanh nghiệp.
- Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không là Giám đốc /Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Tên công ty cổ phần: tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia. Tuy nhiên cần phải có thời gian để tra cứu để đưa ra giải pháp hoàn thiện.
- Điều kiện về trụ sở: khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần phải được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không được là chung cư, khu tập thể trừ những tầng có chức năng thương mại thì phải có văn bản xác định chứng minh;
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, An Hòa sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định
- Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh ngiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
II/. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Dự thảo Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền(của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định); Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho An Hòa thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ). Trong đó 01 bộ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, 01 bộ lưu lại cho công ty sau này.
III/. Thủ tục thành lập công ty cổ phần
1. Khách hàng cần cung cấp Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cổ đông sáng lập công ty.
2. An Hòa sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Ngay sau khi tư vấn và thống nhất các thông tin về tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp An Hòa sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật để chuyển Quý khách hàng ký.
3. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư
Thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ). Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
4. Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm:
- Các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời gian: 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5. Khắc con dấu của doanh nghiệp hoặc dấu chức danh nếu có yêu cầu
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
6. Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
7. Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế, khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế
8. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty mở tài khoản ngân hàng, Doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.
9. Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện khai báo tờ khai thuế và nộp thuế điện tử
10. Phát hành hóa đơn điện tử
Lưu ý khi phát hành hóa đơn điện tử:
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Chuẩn bị hợp đồng thuê trụ sở/mượn trụ sở và Giấy tờ nhà đất của chủ sở hữu cho thuê/mượn;
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho trụ sở công ty
IV/. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
- Số lượng cổ đông trong công ty không giới hạn tối đa;
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
- Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn hoặc sau 03 năm hoạt động, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Việc giảm vốn trong công ty cổ phần tương đối phức tạp;
- Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, cổ đông mua cổ phần của công ty sẽ không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận tại hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp.
Quý khách hàng cần dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả cũng như an toàn pháp lý, nhanh chóng chỉ cần nhấc điện thoại và gọi cho An Hòa hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi để được tư vấn và thực hiện dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, thời gian nhanh nhất.