1. Chi phí thuê luật sư giải quyết vụ kiện có được tính vào chi phí được trừ hay không?
Căn cứ Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt……
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:….”
Căn cứ khoản 3 Điều 2 thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam ( gọi tắt là thuế nhà thầu) quy định đối tượng không áp dụng:
“3.Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
Ví dụ 4:
Công ty H của Hongkong cung cấp dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong cho đội tàu vận tải quốc tế của Công ty A ở Việt Nam. Công ty A phải trả cho Công ty H phí dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng ở Hongkong.
Trong trường hợp này, dịch vụ thu xếp hàng hóa tại cảng Hongkong là dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng tại Hongkong nên không thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam.
Ví dụ 5:
Tổ chức nước ngoài cung cấp các dịch vụ chuyên môn, quản lý và phát hành trái phiếu, tư vấn pháp lý, đại lý lưu ký, tổ chức roadshow (một hoạt động thuộc mảng kích hoạt thương hiệu) cho Công ty A ở Việt Nam tại các nước mà Công ty A phát hành chứng chỉ GDR (Global Depositary Receipt – chứng chỉ lưu ký toàn cầu) và trái phiếu quốc tế thì các dịch vụ này do tổ chức nước ngoài thực hiện không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư.”
Từ các căn cứ nêu trên, trường hợp công ty có phát sinh khoản chi phí thuê văn phòng luật sư (trong nước và nước ngoài) để giải quyết vụ kiện do tranh chấp thương mại thì:
- Về thuế TNDN: Khoản chi phí thuê văn phòng luật sư để giải quyết vụ kiện do tranh chấp thương mại công ty được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC
- Về thuế nhà thầu: Trường hợp công ty nhận được thu nhập từ khoản thu nhập từ vụ tranh chấp thương mại thì thuộc đối tượng không áp dụng của thông tư 103/2014/TT-BTC.
Chi tiết: https://portal.mof.gov.vn/hoidapcstc/home/cthoidap/51153
2. Các khoản chi tài mang tính chất từ thiện, tài trợ: Tài trợ cho giáo dục, Tài trợ cho y tế, Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai, tài trợ làm nhà cho người nghèo, tài trợ nghiên cứu khoa học….
a, Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo có được tính vào chi phí được trừ không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư số số 96/2015/TT-BTC thì khoản chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo phải theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ có thể bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ; Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu có) hoặc chứng từ chi tiền.
Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá hoặc chứng từ chi tiền.
b, Khoản chi tài trợ cho Trung tâm y tế của xã để mua dụng cụ y tế có được tính vào chi phí được trừ?
Căn cứ khoản 2, điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì khoản chi tài trợ cho y tế được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá hoặc chứng từ chi tiền.
Căn cứ vào quy định trên, khoản chi tài trợ cho Trung tâm y tế xã để mua dụng cụ y tế thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và phải có đầy đủ hồ sơ tài trợ theo quy định nêu trên.
3. Xử lí các khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa có hóa đơn và chứng từ thanh toán như: chi phí mua hàng của người dân, chi phí thuê nhân công ngoài, chi phí vận chuyển thuê cá nhân, chi phí thuê nhà của cá nhân, chi phí thuê xe cá nhân…. thực tế đã phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn, chưa có chứng từ thanh toán nhưng phù hợp với chuẩn mực kế toán DN đã trích trước chi phí. Khoản chi phí này đã được thanh toán vào năm sau khi kết thúc hợp đồng.
– Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào…..
8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế”.
– Căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
…..
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.
…”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty có doanh thu đã phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn và chứng từ thanh toán. Công ty đã thực hiện trích trước các khoản chi phí mua hàng của người dân, chi phí thuê nhân công ngoài, chi phí vận chuyển thuê cá nhân, chi phí thuê nhà của cá nhân, chi phí thuê xe cá nhân….,… để phù hợp với chuẩn mực kế toán, sau đó các khoản trích trước này được thanh toán đầy đủ vào năm sau khi kết thúc hợp đồng thì:
– Về kê khai, khấu trừ thuế: Đối với các hóa đơn có thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó (Công ty được kê khai, khấu trừ vào thời điêm kết thúc hợp đồng ở năm sau) theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC .
– Về trích trước các khoản chi phí: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng theo quy định tại khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
4, Tiền điện nước do công ty trả nhưng hóa đơn mang tên cổ đông công ty thì được xem là chi phí hợp lý?
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN:
“Điều 4. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 điều này. Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. (giá đã bao gồm thuế GTGT). Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.
Và Sửa đổi bổ sung Điểm 2.15
Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm SXKD ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm SXKD trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước. Nhưng không có các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm SXKD.
b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm SXKD thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước. Đối với người cho thuê địa điểm SXKD phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm SXKD.
Căn cứ 2 quy định trên, thì hóa đơn tiền điện nước không mang tên công ty có được tính vào chi phí được trừ. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi tiền điện nước không mang tên công ty thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp hay thanh toán tiền điện nước với chủ sở hữu cho thuê nhà.
– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Có hợp đồng thuê địa điểm hoạt động tại địa chỉ hóa đơn tiền điện, nước.
- Theo khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật.
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như:
– Tên của người bán
– Địa chỉ của người bán
– Mã số thuế của người bán
- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua. Nên không xác định được người mua (Trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có HHDV vụ kèm theo);
- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
Do vậy, Hóa đơn tiền điện nước không mang tên công ty thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
5, Chi phí mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật của hãng điện tử để phục vụ sản xuất kinh doanh
Căn cứ điểm 16, khoản 2, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định: ….
Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng thương hiệu… thì các khoản chi này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 03 năm.
– Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
+ Tại Khoản 3 Điều 3 quy định:
“3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”
Dựa vào 2 căn cứ trên, khoản chi phí mua tài liệu kỹ thuật dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng không đủ điều kiện là tài sản cố định thì có thể phân bổ dần vào chi phí theo quy định.
6, Về khoản chi phí vi phạm Hợp đồng kinh tế có được tính vào chi phí hợp lý?
- Căn cứ Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT, quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định….”
- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:….
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
- Căn cứ Khoản 13, Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định về các khoản thu nhập khác:
“13. Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.
Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.”
Do vậy, khi công ty phát sinh khoản bồi thường theo quy định tại hợp đồng Công ty phải lập chứng từ chi tiền cho nhận bồi thường, đồng thời bên nhận bồi thường lập chứng từ thu theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC. Đối với khoản thu tiền bồi thường vi phạm hợp đồng, bên nhận bồi thường không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và có trách nhiệm ghi nhận vào thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 13, Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và các chứng từ nêu trên, khoản phạt vi phạm hợp đồng không nằm trong khoản phạt vi phạm hành chính nên Công ty được tính khoản tiền bồi thường vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
7, Những khoản thuế, lệ phí không được tính là chi phí hợp lý?
Chi phí hợp lý được trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp … và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN:
” 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt……
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”.
Như vậy:
a. Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ theo quy định nêu trên, các khoản nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) sau đây không được tính vào chi phí:
– Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế.
– Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế GTGT.
Theo Khoản 3, Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
“…Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”.
Như vậy, thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên thì thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp hộ nhà thầu nước ngoài không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
c. Thuế thu nhập cá nhân
Tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của của người lao động để nộp vào ngân sách nhà nước không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế TNCN thì thuế TNCN do doanh nghiệp cam kết nộp thay có đầy đủ hồ sơ, chứng từ là khoản chi phí về lao động tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
8, Khoản truy thu thuế GTGT và thuế TNDN có được tính vào chi phí được trừ hay không?
Căn cứ khoản 2.36 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khoản tiền chậm nộp thuế không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
9, Chi phí sữa chữa nhà được mượn, sửa chữa văn phòng, nhà xưởng đi thuê để kinh doanh có được xem là chi phí hợp lý?
a.Thuế TNDN
– Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính quy hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ):
“13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.”
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN:
” 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…….
2.16.Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước ……
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.”
Căn cứ theo các quy định trên để chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì cần những chứng từ sau:
– Hợp đồng thuê nhà xưởng, trong hợp đồng ghi rõ bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê.
– Hóa đơn thuê nhà xưởng ( nếu có)
– Biên bản kiểm tra hiện trường, lý do hư hại, biện pháp khắc phục
– Chứng từ thanh toán.
b. Thuế GTGT
Căn cứ thông tư 219/2013/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT của chi phí sửa chữa nhà xưởng đi thuê do đó là khoản chi phí người cho thuê phải bỏ ra để đưa tài sản vào trong tình trạng sẵn sàng sử dụng trước khi cho thuê.
+ Tại khoản 3 Điều 14 quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.”
+ Tại Điều 15 quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.…”
Thuế GTGT đầu vào của chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng đi thuê phục vụ sản xuất kinh doanh, Công ty được kê khai khấu trừ nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
10, Chi phí thuê nhà thanh toán bằng tiền mặt có được tính vào chi phí được trừ không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN:
” 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…….
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:…
– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân….”
Tại Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 hướng dẫn:
b) Sửa đổi, bổ sung khổ đầu khoản 3 Điều 15 như sau:
“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.
Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”
11, Chi phí hợp đồng với đơn vị dịch vụ dọn vệ sinh đã thông báo ngưng hoạt động với cơ quan thuế (Hóa đơn của công ty bỏ trốn, ngưng hoạt động)
- Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
- Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”
Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
- Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
- Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”
♦ Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN:
” 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Căn cứ điều 200 Luật Doanh Nghiệp 68/2014/QH13 có quy định:
” Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác”
Điều 205. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể
Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.”
Dựa trên các quy định nêu trên, trường hợp công ty có sử dụng dịch vụ của công ty đã tạm ngừng hoạt động thì sẽ xác định như sau:
1. Thời điểm mua hóa đơn:
1.1. Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
Trong trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
1.2. Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
Trường hợp hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét. Nếu doanh nghiệp thực sự có mua hàng của doanh nghiệp đó, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, đầy đủ, đúng quy định, thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
2. Xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
2.1. Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT
Khi doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.
2.2. Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT
Trường hợp khi doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT rồi thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ tại chỉ tiêu 37 Mẫu số 01/GTGT
Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì:
a) Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Cơ quan thuế kiểm tra những nội dung sau
– Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).
– Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.
– Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).
Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời doanh nghiệp phải cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2.3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp
Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm, chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
12, Giá trị hàng hóa biếu tặng cho khách hàng có tính vào chi phí hợp lý không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 và Khoản 5 Điều 14 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn về Thuế GTGT
“Khoản 3 Điều 7: Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”
” Khoản 5 Điều 14: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Điều 3 Khoản 7 của Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 151/2014/TT-BTC);
“Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:
2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”
– Điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định TNCT
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT.”
Do đó: Trường hợp Công ty có mua hàng hóa (rượu, trà, bánh, kẹo…) để tặng cho khách hàng trong các dịp lễ, tết cổ truyền nhằm tri ân, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, nhân viên liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty:
– Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
– Khi biếu, tặng cho khách hàng Công ty lập hóa đơn bán ra, tính thuế GTGT theo quy định.