LƯU Ý, HƯỚNG DẪN KHI THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 2020
Cuối năm là thời điểm kế toán doanh nghiệp phải đau đầu với các báo cáo quyết toán thuế. Thông tư, nghị định luôn thay đổi nên không ít gặp phải những sai sót trong quá trình thực hiện. Anh chị em nhà kế hãy cùng Tư Vấn Thuế An Hòa chia sẻ các kinh nghiệm, lưu ý giúp thực hiện công việc quyết toán thuế dễ dàng hơn nhé.
Chuẩn bị hồ sơ khi quyết toán thuế năm 2020
A, Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
+ Giấy phép kinh doanh, các lần thay đổi bản gốc và photo. + Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của doanh nghiệp. + Điều lệ doanh nghiệp.
+ Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế;
+ Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng
B, Hồ sơ khai thuế:
+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
+ Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
+ Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
+ Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
+ Báo cáo tài chính;
+ Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
C. Hồ sơ lương:
+ Hồ sơ của người lao động;
+ Hợp đồng lao động;
+ Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
+ Bảng chấm công;
+ Bảng thanh toán tiền lương;
+ Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
+ Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
+ Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
+ Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
+ Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm
D, Hồ sơ công nợ
+ Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
+ Phụ lục hợp đồng kinh tế;
+ Biên bản đối chiếu công nợ.
E, Hồ sơ vay nợ
+ Hợp đồng vay;
+ Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…
F, Chứng từ, sổ sách kế toán
+ Hóa đơn mua vào, bán ra;
+ Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
+ Phiếu thu, Phiếu chi;
+ Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu kế toán khác;
+ Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
+ Sổ phụ tài khoản ngân hàng.
+ Tập hợp sổ sách gồm: Sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, bảng tổng hợp công nợ, bảng tính giá thành…bằng file cứng lẫn file mềm excel
+ Bản photo kết luận thanh tra, kiểm tra của những lần quyết toán thuế trước đó
KIỂM TRA CÁC HỒ SƠ KHAI THUẾ
A, Kiểm tra, Rà soát lại thuế hồ sơ khai thuế GTGT
Việc kiểm tra lại hồ sơ khai thuế GTGT là một trong những bước rất quan trọng trước khi thực hiện quyết toán thuế. Cơ quan thuế, mỗi khi thực hiện quyết toán thuế, họ rất chú trọng đến vấn đề khai thuế GTGT của Doanh nghiệp. Do vậy, kế toán doanh nghiệp cần:
+ So sánh, kiểm tra hóa đơn mua vào, bán ra và tờ khai thuế GTGT hàng tháng, hàng quý
+ Đối chiếu số thuế GTGT trên tờ khai thuế và số thuế GTGT phản ánh trên sổ kế toán
+ Rà soát lại các thông tin trên hóa đơn GTGT mua vào, bán ra và ghi chú lại các hóa đơn có sai sót để có các biện pháp xử lý nếu xảy ra sai sót
+ Kiểm tra thời hạn thanh toán trên hợp đồng so với chứng từ thanh toán thực tế
+ Rà soát lại các chứng từ thanh toán liên quan đến hóa đơn mua vào cũng như bán ra.
+ Lọc 1 files về hóa đơn mua vào có giá trị trên 20 triệu đồng. Kiểm tra thời hạn thanh toán trên hợp đồng so với chứng từ thanh toán thực tế; Kiểm tra lại các hình thức thanh toán, xem có đủ điệu kiện được khấu trừ thuế đầu vào hay không?.
· Cách điều chỉnh thuế GTGT sau khi quyết toán thuế
Điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và tại thời điểm kỳ hiện tại nhập vào chỉ tiêu [37] của tờ khai kỳ hiện tại khi có quyết định thanh tra thuế.
· Hạch toán khoản giảm VAT này của TK 1331:
Nợ TK 811, 642, 242, 4211
Có TK 1331
B, Kiểm tra thuế TNCN
Việc kiểm tra thuế TNCN giúp doanh nghiệp đánh giá được chi phí tiền lương cũng như thuế TNCN của từng nhân viên đã tính đúng theo quy định chưa, có xảy ra sai sót gì không. Cụ thể kế toán doanh nghiệp cần thực hiện:
+ Rà soát lại hợp đồng lao động của từng nhân viên
+ Rà soát lại phụ lục hợp đồng lao động (nếu có)
+ Rà soát lại hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của từng nhân viên
+ Kiểm tra lại bảng lương kèm bảng chấm công đã khớp các mục về tiền lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm…theo đúng hợp đồng lao động chưa.
+ Tính toán lại các khoản thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh…để xem đã khớp đúng với tờ khai thuế TNCN hàng quý và lên tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm
C, Kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng kinh tế, chứng từ liên quan đến hóa đơn mua vào và bán ra
+ Đối với kinh doanh thương mại: Thực hiện rà soát toàn bộ hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, biên bản giao hàng…liên quan đến hóa đơn mua vào, bán ra
+ Đối với hoạt động xây dựng: Rà soát các hợp đồng kinh tế, dự toán công trình, biên bản nghiệm thu…liên quan đến hóa đơn mua vào, bán ra
D, Rà soát toàn bộ các chi phí tính vào chi phí được trừ, khi tính thuế TNDN
+ Thực hiện kiểm tra bản tính giá thành đã phù hợp với định mức tính giá thành hay chưa
+ Bảng kê xác định giá vốn
+ Kiểm tra lại chi phí lãi vay vốn đã hợp lý chưa, các chi phí chênh lệch tỉ giá (nếu có) và các chi phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp
+ Kiểm tra các chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác…đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa, các chi phí khống chế chi đã hợp lý chưa
+ Rà soát số dư các tài khoản 131, 331, 152, 156…
KINH NGHIỆM KHI QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 2020 VÀ LƯU Ý
3.1. Kinh nghiệm kiểm tra nhanh báo cáo tài chính trước khi quyết toán
A/ Những tài khoản có số dư nợ hoặc dư có, được phản ảnh trên bảng cân đối kế toán
1/ TK 111: Tiền mặt
Tài khoản này không có số dư âm (dư bên có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỹ bị âm. Nếu trường hợp có quỹ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau:
– Chi tiền vào đúng thời điểm quỹ có tiền mặt (bạn chú ý ngày chi tiền có thể khác với ngày lập phiếu chi. Nếu kế toán lập phiếu chi mà quỹ âm, thì thủ quỹ có thể chưa chi. Tới khi quỹ có tiền, thủ quỹ mới làm thủ tục chi tiền, ngày chi được ghi vào ngày tháng phía bên dưới của phiếu chi)
2/ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản không có số dư âm (dư bên có). Nếu có, bạn cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót.
Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy toàn bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khoản này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không.
3/ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản này không dư có và phải kết chuyển hàng tháng. Bạn cần đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT và sẽ có 2 trường hợp có thể xy ra:
– Nếu bạn kê khai thuế đầu vào đúng theo tháng phát sinh, thì số thuế chuyển kỳ sau ở chỉ tiêu 43 và dư nợ TK 133 bằng nhau
– Nếu bạn kê khai thuế đầu vào không đúng theo tháng phát sinh thì số thuế trên chỉ tiêu 43 bao giờ cũng nhỏ hơn số dư nợ TK 133
4/ TK 131: Công nợ phải thu
Tài khoản này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với sổ chi tiết công nợ phải thu. Nếu có số dư có, bạn cần đối chiếu xem:
– Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch toán nhầm.
– Nếu khách hàng chuyển tiền vào TK của công ty mình, mà chưa xuất hóa đơn, thì bạn nên xuất hóa đơn cho số tiền này để hạch toán doanh thu trong kỳ
– Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.
5/ TK 141: Tạm ứng
Tài khoản này thường không dư có. Nếu có dư có thì phải xem hạch toán có gì chưa đúng. Nếu còn dư nợ, bạn cần đối chiếu và đôn đốc hòan ứng để hạch toán chi phí cho phù hợp với doanh thu trong kỳ
Thêm vào đó, những tài khoản có số dư nợ hoặc dư có, được phản ảnh trên bảng cân đối còn được thể hiện thông qua TK 142,242: Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, TK hàng tồn kho: Từ TK 151 đến TK 158, Tài sản cố định, TK 333: Thuế và các khoản nộp Nhà nước, TK 331, 3341: Vay ngắn hạn và dài hạn, Tiền lương và các khoản tính theo lương, Vốn chủ: TK 411.421…
B/ Những tài khoản không có số dư và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh
1 / TK 511: Doanh thu cung ứng hàng hóa và dịch vụ
TK 711: Thu nhập khác
Tài khoản này không có số dư. Bạn cần kiểm tra nhanh trong số phát sinh
– Xem lại các khoản doanh thu đã hạch toán đủ chưa. Phát sinh có của TK 511, 711 phải bằng với các chỉ tiêu: Hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai 01/GTGT của 12 tháng
– Còn những khoản thu nhập nào không phải xuất hóa đơn, không nằm trên tờ khai 01/GTGT đã hạch toán đủ chưa
– Thuế GTGT trực tiếp, thuế XK hạch toán vào bên Nợ TK 511
– Những khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán đủ chưa
2 / TK 632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản này không có số dư. Bạn cần kiểm tra ở số phát sinh để thấy được những cái bất cập
· Giá vốn hàng bán đã kết chuyển chưa
· Trường hợp thành phẩm xuất bán đã tính giá thành và kết chuyển giá vốn chưa
· Giá vốn của dịch vụ đã được tính đủ, tính đúng chưa. Những trường hợp chi phí dở dang còn chuyển kỳ sau đã đúng chưa
· Những khoản giá vốn không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như: Chứng từ không hợp lệ, không thanh toán qua ngân hàng…
3/ TK 642: Chi phí quản lý
Tài khoản này không còn số dư. Bạn kiểm tra nhanh trong số phát sinh để phát hiện sai sót
– Hạch toán vào chi phí quản lý hay chi phí bán hang
– Những khoản chi phí không được trừ cần được tập hợp để loại trừ khi tính thuế TNDN như:
+ Những chi phí vượt mức khống chế 15% của thuế TNDN
+ Những hóa đơn không thanh toán qua ngân hàng
+ Chứng từ không hợp lệ
Thêm vào đó, những tài khoản không có số dư và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh như TK 811: Chi phí khác, TK 821: Thuế TNDN hiện hành, TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
3.2. Một số lưu ý khi lập BCTC, quyết toán thuế TNDN, TNCN
– Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
Nợ TK 6422/6425 Có TK 3338/3339
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
Nợ 3338/3339 Có 111/112
– Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211 Có TK 4212
– Tính và nộp thuế TNDN tạm tính
+ Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211 Có TK 3334
+ Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 111, 112,. . .
+ Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
* Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 8211
* Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 Có TK 3334
* Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Có các TK 111, 112
– Nguồn tiền mặt: Thường các chủ DN bỏ tiền túi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt
– Tiền ngân hàng: Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2020
4.1. Đối tượng quyết toán thuế TNCN
– Doanh nghiệp chi trả thu nhập: Trong năm tính thuế doanh nghiệp có trả lương cho người lao động thì bắt buộc phải quyết toán thuế TNCN bao gồm cả trường hợp trong năm không phát sinh thuế TNCN phải nộp.
– Cá nhân có thu nhập – Cá nhân phải thực hiện quyết toán khi :
+ Trường hợp 1: Khi nộp thiếu tiền thuế TNCN -> bắt buộc phải quyết toán để thể hiện nghĩa vụ nộp nốt vào ngân sách nhà nước
+ Trường hợp 2: Trường hợp nộp thừa tiền thuế muốn bù trừ kỳ sau hoặc hoàn thuế thì phải quyết toán
+ Trường hợp 3: cá nhân không nộp thừa, thiếu tiền thuế TNCN thì không phải quyết toán thuế TNCN. Cá nhân có thể thực hiện quyết toán bằng một trong hai hình thức. Tự làm tờ khai quyết toán với cơ quan thuế hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay nếu đủ điều kiện.
Điều kiện ủy quyển cho doanh nghiệp quyết toán thay. Cá nhân đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Đủ điều kiện:
+ Ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại duy nhất 1 nơi.
+ Thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán kể cả trường hợp không làm đủ 12 tháng trong năm.
+ Nếu có thêm thu nhập vãng lai : Thu nhập từ ký hợp đồng dưới 3 tháng với công ty khác được gọi là thu nhập vãng lai thì thu nhập vãng lai tính bình quân tháng trong năm tính thuế không quá 10 triệu. Đã bị khấu trừ 10 % tại nơi trả thu nhập vãng lai.
– Không đủ điều kiện:
+ Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên với từ 2 nơi trở lên trong năm tính thuế.
+ Đã nghỉ việc tại thời điểm ủy quyền quyết toán thì không được ủy quyền
+ Nếu có thu nhập vãng lai bình quân tháng lớn hơn 120 triệu không được ủy quyền. Thu nhập vãng lai chưa bị khấu trừ 10% tại nơi trả thu nhập.
4.2. Hồ sơ quyết toán thuế TNCN
a. Mẫu biểu hồ sơ quyết toán thuế
Căn cứ tiểu tiết b.2.1, tiết b.2, điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC; khoản 2 Điều 21 và khoản 7 Điều 24 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế phải khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
– Mẫu số 05/KK-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
– Mẫu số 05-1/BK-TNCN: Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần.
– Mẫu số 05-2/BK-TNCN: Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần
– Mẫu số 05-3/BK-TNCN: Bảng kê thông tin người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
4.3. Cách tính quyết toán thuế TNCN năm 2020
Có 2 hình thức quyết toán thuế TNCN:
– Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế qua tổ chức trả thu nhập
– Cá nhân quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế
Khi thực hiện quyết toán thuê năm thì thu nhập tính thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng thu nhập cả năm (12 tháng) trừ tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng
Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (Tổng thu nhập chịu thuế – Tổng các khoản giảm trừ)/12
+ Mức tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân (11 triệu đồng)
+ Mức tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (4,4 triệu đồng)
5. Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2020
5.1. Hồ sơ quyết toán thuế TNDN 2020
– Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 02/TNDN, thông tư 151/2014/TT-BTC
– Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
– Một số phụ lục kèm theo tờ khai thực tế phát sinh của người nộp thuế:
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mẫu số 03-1A/TNDN (dành cho DN thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ); mẫu số 3-1B/TND (dành cho khối ngân hàng, tín dụng); mẫu số 3 -1C/TNDN (dành cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán)
+ Phụ lục chuyển lỗ, mẫu số 3 – 2/TNDN
+ Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN, mẫu số 3 -3A/TNDN, mẫu số 3-3B/TNDN, mẫu số 3 -3C/TNDN
5.2. Các bước thực hiện quyết toán thuế TNDN 2020
A/ Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
(1) Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Trong đó:
(3) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
* Các bước tính số thuế phải nộp
Bước 1: Xác định doanh thu.
Bước 2: Xác định chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác (nếu có).
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3).
Bước 4: Xác định thu nhập được miễn thuế.
Bước 5: Xác định các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (nếu có).
Bước 6: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2).
Bước 7: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo công thức (1).
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy định về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
B/ Doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia ) cho số năm thu tiền trước.
c/ Các khoản chi được trừ và không được trừ
* Các khoản chi được trừ
Theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Điều kiện 2: Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
* Các khoản chi không được trừ: 37 Khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN
D/ Thu nhập được miễn thuế: 12 trường hợp được miễn thuế TNDN
E/ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Hướng dẫn quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài
Việc khai thuế nhà thầu sẽ được thực hiện theo lần phát sinh thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng với nhà thầu. Các trường hợp thuế nhà thầu phát sinh chủ yếu từ các nhà thầu nước ngoài không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam, sẽ phải nộp thuế nhà thầu trực tiếp trên phần trăm doanh thu cho thuế TNDN và thuế GTGT, thực hiện quyết toán thuế trên tờ khai mẫu 02/NTNN.
A. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nôp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu:
– Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu là loại khai theo lần phát sinh thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.
– Đối tượng áp dụng: Các trường hợp không thỏa mãn điều kiện tại Điều 8 Thông tư số 103/2014/TT-BTC
– Hồ sơ khai quyết toán thuế:
+ Tờ khai Quyết toán thuế nhà thầu theo mẫu số 02/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bảng kê các Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu theo mẫu số 02-
1/NTNN, 02-2/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bảng kê chứng từ nộp thuế;
+ Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu (nếu có).
B. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế
– Khai thuế: Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên Việt Nam.
– Đối tượng áp dụng: Tại Điều 8 Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên quy định điều kiện nộp thuế GTGT theo khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài
– Hồ sơ khai quyết toán thuế:
+ Tờ khai Quyết toán thuế nhà thầu theo mẫu số 04/NTNN ban hành kèm theo Thông tư này
+ Bảng kê các Nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu theo mẫu số 02-2/NTNN hành kèm theo Thông tư này;
+ Bảng kê chứng từ nộp thuế,
+ Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu (nếu có).
Cách kê khai và quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Để thực hiện cách kê khai và quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt, anh chị kế toán có thể thực hiện theo Hướng dẫn cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ tài chính.
6.1. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt
· Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB;
· Bảng kê hóa đơn bán hàng hoá dịch vụ bán ra thuế TTĐB 01-1/TTĐB;
· Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào thuế TTĐB 01-2/TTĐB.
6.2. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng
Đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
6.3. Đối tượng kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt
a) DN sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước.
b) Trường hợp DN sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.
c) Trường hợp DN có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Trên đây là một số kinh nghiệm và lưu ý Tư Vấn Thuế An Hòa gửi đến các anh chị em nhà kế. Rất mong sẽ nhận được thêm các chia sẻ hữu ích khác nhằm giúp kế toán hoàn thiện các báo cáo quyết toán thuế hoàn chỉnh nhất