Nguyên lý kế toán

Khuyến Mại

  • Miễn phí báo cáo thuế tháng đầu tiên nếu Quý khách đăng ký mua Thiết bị kê khai thuế qua mạng (Token)
  • Miễn phí thêm 02 tháng báo cáo thuế tiếp theo nếu Quý khách đăng ký thêm Dịch vụ kế toán 01 năm của An Hòa
  • Tặng 300 số hóa đơn điện tử trong trường hợp Quý khách sử dụng gói thành lập công ty chuyên nghiệp và đăng ký mua thiết bị token.

Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan như:

  • Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức công ty;
  • Tra cứu và tư vấn cách đặt tên Công ty;
  • Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh;
  • Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn.

Thông tin chi tiết

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp…..Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Từ đó xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Khởi đầu cho chuyên ngành kế toán là môn học nguyên lý kế toán. Nó được xem là những lý thuyết sơ khai, làm nền tảng cho các môn học tiếp theo của chuyên ngành “đầu đổi sổ sách, vai mang chứng từ”.

Để nắm đượng Nguyên lý kế toán thì đầu tiên kế toán phải nắm được bảng hệ thống kế toán là nền tảng để định khoản các dữ liệu. Mẹo dễ nhớ, dễ học và “chống” ngán là hãy học theo đầu tài khoản cùng với đặc trưng của chúng như sau:

bảng tk

Nguyên tắc:
Đối với Tài khoản Tài Sản: Phát sinh tăng ghi Nợ/ phát sinh giảm ghi Có
Đối với Tài khoản Nguồn Vốn: Phát sinh tăng ghi Có/ phát sinh giảm ghi Nợ
Trừ các TK: 214 – hao mòn TSCĐ; 521: các khoản giảm trừ DT có kết cấu ngược lại với quy tắc chung.
Các TK đầu 1,2: Số dư bên Nợ ( trừ các TK lưỡng tính: 131,138)
Các TK đầu 3,4: Số dư bên Có (trừ các TK lưỡng tính: 331,338, 333)
Các TK đầu 5,6,7,8,9: Không có số dư.

A, Các bước định khoản kế toán:
B1: xác định đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
B2: Xác định TK của các đối tượng ở B1
B3: Xác định tình hình biến động của từng đối tượng ( tăng hay giảm)
B4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
B5: Xác định số tiền cụ thể đưa vào từng TK.

B, Nguyên tắc định khoản
Bên Nợ ghi trước/ Bên có ghi sau
Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ giảm ghi 1 bên
Dòng ghi nợ phải so le với dòng ghi có
Tổng giá trị bên Nợ = bên Có

C, Quan hệ đối ứng TK: đảm bảo tính chất cân đối kế toán không thay đổi nghĩa là tổng Tài Sản = tổng Nguồn Vốn
TS này tăng một khoản thì TS kia giảm một khoản tương ứng. ( tương tự nguồn vốn)
Tăng TS này thì tăng nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
Giảm TS này thì giảm nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
D, Sơ đồ chữ T của Tài khoản (bản chất của TK):

Tên Tài khoản (1)
Nợ                         Có
Số dư đầu kỳ (2) xxx xxx

 

Cộng phát sinh trong kỳ (3) xxx xxx

Số dư cuối kỳ (4) xxx xxx

Cách ghi tài khoản chữ T
(1) Tên  tài khoản: Tên đối tượng kế toán được  tài khoản phản ánh
(2) Số dư đầu kỳ: Là giá trị hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ kế toán
(3) Số phát sinh: Thể hiện sự biến động của đối tượng kế toán diễn ra trong kỳ kế toán
(4) Số dư cuối kỳ: Gía trị của đối tượng vào thời điểm cuối kỳ kế toán
Số dư cuối kỳ =  Số dư đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổng phát sinh giảm
Tùy theo tính chất tài khoản để phân biệt số dư, phát sinh tăng, giảm, số dư cuối kỳ, ….

 

 

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ liên quan