CÁC KHOẢN CHI PHÍ CẦN LƯU Ý KHI QUYẾT TOÁN THUẾ PHẦN IV/3: CÁC KHOẢN CHI PHÍ MANG TÍNH CHẤT TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG, PHỤ CẤP, TRỢ CẤP

13, Khoản chi tri ân người lao động đã nghỉ hưu, chi ủng hộ y tế có tính vào chi phí được trừ không?

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

….- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chỉ hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chỉ hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;…..và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp……”

Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định về việc Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp.

Căn cứ Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nêu trên quy định như sau:

“4. Quỹ phúc lợi được dùng để:

d) Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
đ) Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.”
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 53/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước quy định như sau:
“Điều 8. Về tiền thưởng, phúc lợi
Căn cứ vào lợi nhuận hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, các thành viên góp vốn theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty, công ty xác định tiền thưởng, phúc lợi của người lao động và người quản lý công ty như sau:
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch thì được trích thêm quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 20% lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện.”
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“…2.22. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) không đúng đối tượng quy định…..
2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định……”
Căn cứ các quy định nêu trên:
* Doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước trong năm có các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phúc lợi theo quy định thì cần đảm bảo nguyên tắc một khoản chi phúc lợi không hạch toán trùng từ hai nguồn (tính vào chi phí và nguồn quỹ phúc lợi).
* Doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế nếu có đầy đủ hóa hơn, chứng từ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.

Chi tiết: https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/dien-dan.aspx?ItemID=58

14, Mua tài sản (laptop) của cá nhân có được tính vào chi phí được trừ không?

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính qui định:
“Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;…”
Căn cứ qui định trên, DN mua tài sản (laptop) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
Trường hợp tài sản (laptop) là hàng hóa do cơ sở kinh doanh bán ra (bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng từ 100 triệu đồng/năm trở lên) thì phải có hóa đơn hợp pháp và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu hoá đơn mua hàng hoá có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).
Trường hợp tài sản (laptop) là tài sản cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra: Công ty được lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi tiết: https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/m/hoidap/thue/page15/hdttndn_chitiet?id=143204&_afrLoop=50997036734631172#!%40%40%3F_afrLoop%3D50997036734631172%26id%3D143204%26_adf.ctrl-state%3Dpg9mvz1ez_4

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-2019-CT-TTHT-2015-chi-phi-duoc-tru-khi-xac-dinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Ho-Chi-Minh-271416.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-49011-CT-HTr-chinh-sach-thue-gia-tri-gia-tang-Ha-Noi-2016-318268.aspx

15, Chi phí vé máy bay, khách sạn cho chuyên gia người nước ngoài

Công văn 817/CT-TTHT của cục Thuế Hà Nội về việc chi phí máy bay, khách sạn cho chuyên gia người Sing-ga-po và Hồng Kông, cụ thể:
A. Về thuế thu nhập cá nhân:
Trường hợp Công ty tại Việt Nam phát sinh khoản chi phí vé máy bay và khách sạn cho các cán bộ, chuyên gia thuộc tập đoàn liên doanh với Công ty ở nước ngoài (là các cá nhân không cư trú) sang Việt Nam nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty thì khoản chi phí vé máy bay và khách sạn cho chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam là thu nhập chịu thuế TNCN; Công ty có trách nhiệm khấu trừ 20% trước khi chi trả cho các cán bộ, chuyên gia nêu trên theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp các cán bộ, chuyên gia nước ngoài nêu trên là cá nhân cư trú của các Nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam (Xing-ga-po, Hồng Kông) thì khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam sẽ được miễn thuế TNCN tại Việt Nam nếu các cán bộ, chuyên gia nước Xing-ga-po, Hồng Kông đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện nêu tại Khoản 2 Điều 15 của Hiệp định giữa Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Xing-ga-po, Hiệp định giữa Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập theo quy định tại Điều 31 Thông tư 205/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thủ tục miễn thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ khác được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 13 Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.

B. Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Trường hợp Công ty tại Việt Nam phát sinh các khoản chi phí ăn ở, đi lại cho cán bộ, chuyên gia thuộc tập đoàn liên doanh với Công ty ở nước ngoài do Công ty mời sang Việt Nam để hỗ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, trong thỏa thuận giữa Công ty tại Việt Nam và tập đoàn liên doanh với Công ty ở nước ngoài có quy định Công ty tại Việt Nam chi trả chi phí này cho các cán bộ, chuyên gia thuộc tập đoàn liên doanh với Công ty ở nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì khoản chi này được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/thue-phi-le-phi/Cong-van-817-CT-TTHT-2019-chi-phi-ve-may-bay-cho-chuyen-gia-Xing-ga-po-Hong-Kong-Ha-Noi-404776.aspx

16, Khoản chi tiền thưởng cho nhân viên có được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? Khoản thưởng cho cán bộ nhân viên mà trích từ quỹ khen thưởng thì có tính thuế TNCN cho cá nhân được nhận không?

– Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức…
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán…”

– Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty…”

Căn cứ hướng dẫn trên, các khoản tiền thưởng cho cá nhân người lao động bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương do công ty chi trả cho người lao động dưới mọi hình thức thì tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
Các khoản tiền thưởng cho cán bộ nhân viên làm việc lâu năm được quy định tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty thì được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN. Khi chi trả khoản tiền thưởng, công ty phải tổng hợp cùng với các khoản tiền lương, phụ cấp… để khấu trừ thuế TNCN theo quy định.

Chi tiết: https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/doanh-nghiep/tien-thuong-cho-nhan-vien-co-duoc-tinh-vao-chi-phi-duoc-tru-279393

17,Một số vấn đề vướng mắc về việc nghỉ phép và hỗ trợ chi phí tàu xe đi nghỉ phép của người lao động?

A, Thỏa thuận số ngày phép năm nhiều hơn quy định hiện hành có bị vi phạm gì không?

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

  • Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
…”

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…”
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.
…”

Căn cứ các quy định nêu trên

Trường hợp DN có ký hợp đồng 1 năm với một số lao động nước ngoài và có thỏa thuận về số ngày phép năm của họ là 28 ngày/ năm. Việc thỏa thuận về số ngày phép năm của doanh nghiệp vượt mức phép năm mà luật quy định là không vi phạm pháp luật, vì luật chỉ đưa ra số ngày nghỉ phép năm hợp lý nhất cho doanh nghiệp tham khảo. Trên cơ sở quy định của luật doanh nghiệp có thể thay đổi số ngày nghỉ phép năm mà không được dưới số ngày nghỉ phép năm mà luật đã quy định là được.

B, Chi phí lương cho số ngày phép vượt quy định hiện hành có được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

Trường hợp DN ký hợp đồng 1 năm với một số lao động nước ngoài và có thỏa thuận số ngày phép năm là 28 ngày/năm thì chi phí lương cho số ngày phép vượt quy định tính vào chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Tức là chi phí lương cho số ngày phép vượt quy định hiện hành mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN khi DN đã chi trả cho người lao động và có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

C, Chi phí hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi cho NLĐ nước ngoài thì được xử lý như thế nào cho cả 2 lần này? Có được ghi nhận là chi phí của DN, người lao động có phải chịu thuế TNCN?

Trường hợp trong năm lao động nước ngoài về phép 2 lần, Công ty có đặt vé khứ hồi cho cả 2 lần đến/rời Việt Nam thì:
+ Về thuế TNDN: Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi cho nhân viên nước ngoài do Công ty chi trả quy định trong hợp đồng, phù hợp với quy định của Bộ Luật Lao động được tính vào chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó khi doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động về nước nghỉ phép thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
+ Về thuế TNCN: Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi cho nhân viên nước ngoài được tính trừ một lần chi phí vé máy bay khứ hồi vào thu nhập chịu thuế TNCN trong năm của nhân viên.

D,Trong trường hợp, NLĐ chưa nghỉ hết số phép năm theo thỏa thuận thì công ty sẽ phải giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho họ?

Điều 114 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ như sau:

“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”

Như vậy, trong trường hợp, NLĐ chưa nghỉ hết số phép năm theo thỏa thuận thì công ty sẽ phải thanh toán bằng tiền những ngày mà NLĐ chưa nghỉ để đảm bảo quyền lợi cho họ.

Chi tiết: https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/m/cochechinhsach/cochechinhsach_chitiet?dDocName=MOFUCM116293&dID=121440&_afrLoop=51167853924383486#!%40%40%3FdID%3D121440%26_afrLoop%3D51167853924383486%26dDocName%3DMOFUCM116293%26_adf.ctrl-state%3D102nd0n3pm_25

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-8199-CT-TTHT-2017-thue-nha-thau-Ho-Chi-Minh-368706.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-5645-CT-TTHT-2018-huong-dan-thue-Thu-nhap-Doanh-nghiep-Ho-Chi-Minh-393420.aspx

 17, Khoản tiền học cho con của chuyên gia người nước ngoài có được xem là chi phí hợp lí không?

Theo quy định tại khoản 2.6, Điều 4 Thông tư số 96 năm 2015 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/thue-phi-le-phi/Cong-van-1016-CT-TTHT-hoc-phi-con-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-hoc-tai-Viet-Nam-Ho-Chi-Minh-2016-310167.aspx

18, Các Chi phí phục vụ cho người lao động và tiền điện thoại của quản lý được xem là hợp lý, hợp lệ?

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….

2.2. Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

“Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế…..

2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:…

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty,…; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty…”

Như vậy:

– Nếu công ty có chi tiền điện, nước, công cụ dụng cụ, các chi phí khác ngoài chi phí khấu hao TSCĐ kể trên và tiền phụ cấp điện thoại cho một số quản lý, người lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế Công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty.

– Trường hợp Công ty khoán chi tiền điện thoại cho quản lý, người lao động phải được quy định cụ thể ĐIỀU KIỆN HƯỞNG và MỨC HƯỞNG tại hợp đồng lao động hoặc quy chế tài chính của công ty thì các khoản chi này được xác định là chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Chi tiết: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-6608-CT-TTHT-2018-giai-dap-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Ho-Chi-Minh-393668.aspx

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-69792-CT-TTHT-chinh-sach-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-Ha-Noi-2016-331725.aspx

19, Chi phí đào tạo nghề mới cho lao động nữ có được tính vào chi phí hợp lý và có phải nộp thuế TNCN

A, Thuế TNDN: Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
……

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của DN cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp”
 
 Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Chương II Thông tư 45/2013/TT-BTC:

“ Chi phí thành lập DN, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập DN, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi DN bắt đầu hoạt động”

Như vậy: Chi phí đào tạo nhân viên làm việc tại DN được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

* Hồ sơ để đưa vào chi phí hợp lý: Quyết định cử nhân viên đi học; hợp đồng lao động giữa DN và Nhân viên cử đi công tác; Bản cam kết khi học xong nhân viên sẽ làm việc tại DN; Hóa đơn và chứng từ thanh toán; Quy chế lương thưởng của DN có nói đến khoản này.

B, Thuế TNCN: Căn cứ theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
……
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.”

Căn cứ theo Công văn 5249/TCT-TNCN:

“Trường hợp Công ty có hỗ trợ tiền học phí cho các nhân viên của mình phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên theo kế hoạch của Công ty các chương trình Kế toán/Kiểm toán quốc tế ACCA và chủ động trả tiền trước từ tài khoản ngân hàng của cá nhân. Công ty sẽ hoàn trả tiền học phí bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhân viên, chứng từ chứng minh là các hóa đơn do tổ chức ACCA phát hành cho Công ty thì khoản hỗ trợ học phí này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên này”

Như vậy: Chi phí đào tạo không tính vào Thu nhập chịu thuế của nhân viên được cử đi học.

Chi tiết:https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-5249-TCT-TNCN-2017-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-367773.aspx

20, Chi phí hỗ trợ cho người lao động đi học ở nước ngoài có được tính vào chi phí được trừ?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:…
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:…
Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp. … ”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có chính sách tài trợ cho nhân viên đi học ở nước ngoài thuộc các hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và phù hợp với chuyên môn của người lao động, nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Hồ sơ để đưa vào chi phí hợp lý: Quyết định cử nhân viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề; hợp đồng lao động giữa DN và Nhân viên cử đi công tác; Bản cam kết khi học xong nhân viên sẽ làm việc tại DN; Hóa đơn và chứng từ thanh toán; Quy chế lương thưởng của DN có nói đến khoản này.
Chi tiết: https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/m/hoidap/thue/page15/hdttndn_chitiet?id=144814&_adf.ctrl-state=11jgpzqhzz_205&_afrLoop=51170353515501603#!%40%40%3F_afrLoop%3D51170353515501603%26id%3D144814%26_adf.ctrl-state%3Dz6rbv05ro_4